Phòng ngừa thiếu máu, mệt mỏi:

Hoạt động mỗi ngày đi bộ ngắn, tập các bài tập nhẹ nhàng. Giữ tinh thần ổn định.

Chế độ ăn hợp lý trao đổi thêm với bác sĩ về dinh dưỡng bổ sung (thực phẩm giàu protein như thịt, cá, phô mai, sữa chua...). Uống nhiều nước, trừ khi có hướng dẫn khác. 

 

Phòng ngừa thiếu máu, mệt mỏi:

Hoạt động mỗi ngày đi bộ ngắn, tập các bài tập nhẹ nhàng. Giữ tinh thần ổn định

Chế độ ăn hợp lý trao đổi thêm với bác sĩ về dinh dưỡng bổ sung (thực phẩm giàu protein như thịt, cá, phô mai, sữa chua...). Uống nhiều nước, trừ khi có hướng dẫn khác.

 

Phòng ngừa các triệu chứng bệnh thần kinh ngoại vi:

Ngăn ngừa té ngã: nhờ người giúp đỡ khi di chuyển, không để các tấm thảm ở lối đi, đặt các thanh vịn trên tường và nhà vệ sinh để bám và giữ thăng bằng, trải thảm ttrong nhà vệ sinh để tránh trơn trượt, đứng dậy từ từ sau khi ngồi hoặc nằm và khi chóng mặt.

Lưu ý các hoạt động tại nhà bếp: tránh bị bỏng, cẩn thận khi dùng dao và các vật sắc nhọn.

 

Phòng ngừa chảy máu:

Giảm tổn thương gây chảy máu bảo vệ da, kiểm tra mỗi ngày, dưỡng ẩm, không để khô, bong tróc, chảy máu, không đi chân trần, tránh sử dụng các dụng cụ sắt nhọn như kéo, dao hoặc kim gây chấn thương, va đập. Sử dụng đồ chải răng mềm, tránh tổn thương niêm mạc miệng.

Chăm sóc vết thương chảy máu hoặc bầm tím ấn chặt vùng chảy máu bằng vải sạch, tiếp tục đến khi máu ngừng chảy. Chườm đá lên vùng bầm tím.

 

Bảo vệ làn da của bạn

Sử dụng xà phòng dịu nhẹ với làn da.

Ngăn da bị khô và ngứa: sử dụng kem dưỡng ẩm cho da, tránh các sản phẩm có chứa cồn và hương liệu, tắm bằng nước ấm, có thể chườm khăn mát lên vùng da bị khô, ngứa.

Tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp: sử dụng kem chống nắng, ngăn da bị cháy nắng bằng cách mặc áo dài tay, quần dài, mũ rộng vành.

 

Kiểm soát tình trạng thiếu máu:

Tiết kiệm năng lượng chỉ làm việc quan trọng nhất mỗi ngày, yêu cầu sự giúp đỡ từ người khác khi cần thiết.

Cân bằng nghỉ ngơi với hoạt động.

Ăn uống thực phẩm giàu đạm hoặc chất sắt (tham khảo ý kiến chuyên gia).

 

Phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng:

Giữ vệ sinh các nhân rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Tránh tiếp xúc người đang có triệu chứng ho, cảm lạnh, tránh nơi đông người.

Kiểm tra nhiệt độ cơ thể khi cảm thấy không khỏe

Uống nhiều nước trừ khi có hướng dẫn khác.

 

Hệ thần kinh: Loạn vị giác, đau đầu, khó chịu, buồn ngủ, ngất. 

Mắt: Tăng chảy nước mắt.

 

Hóa trị là một trong những phương pháp điều trị ung thư hiệu quả hiện nay, với mục đích tiêu diệt hoặc làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư. Tuy nhiên, bên cạnh khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư, hóa trị cũng có thể gây tổn thương cho các tế bào khỏe mạnh, dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn và ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Mỗi loại thuốc hóa trị có thể gây ra những tác dụng phụ khác nhau, và phản ứng của từng người bệnh đối với các loại thuốc này cũng có sự khác biệt. “Cẩm nang thông tin về tác dụng phụ có thể gặp của thuốc điều trị ung thư truyền tĩnh mạch” được xây dựng nhằm cung cấp thông tin chi tiết về các triệu chứng có thể xảy ra khi sử dụng từng loại thuốc cụ thể, giúp bạn hiểu rõ hơn về những tác dụng phụ có thể gặp phải và cách quản lý chúng hiệu quả.

 

Cập nhật Hướng dẫn năm 2024 của IDSA trong điều trị nhiễm khuẩn Gram âm kháng thuốc

1234567
...

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ