10531975banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg
10435503banner-dh-vuot-can-cung-me-01.jpg

Chào em

Khi mang thai mẹ có nhóm máu Rh âm thì thông thường sẽ tiêm antiD 3 mũi lúc thai 28 tuần, 36 tuần và ngay sau sinh nhằm mục đích dự phòng tán huyết cho lần mang thai sau. Nếu không tiêm thuốc hay tiêm trễ thì sao? Đối với em bé lần mang thai này thì không ảnh hưởng gì hết em vẫn theo dõi và sanh y như các trường hợp khác, chỉ có vấn đề phòng ngừa băng huyết sau sinh cho mẹ cần mua máu và dự trữ máu trước (nếu không dự trữ trước đến khi cần thì không có máu để truyền sẽ nguy hiểm cho tính mạng của mẹ). Còn đối với lần mang thai kế tiếp thì có một tỉ lệ thấp dưới 10% có thể bị hội chứng tán huyết ảnh hưởng đến thai nhi như gây nguy cơ thai lưu, sẩy thai em nhé!

Thân mến

BS. CK2. Bùi Thị Hồng Nhu
P. Công tác xã hội

14tháng 06

Chào bạn

Hiện tại, BV chưa triển khai dịch vụ chọn bác sĩ thăm khám theo suốt thai kỳ của sản phụ. Đội ngũ nhân viên y tế được đào tạo tận tâm, chuyên nghiệp vì vậy bạn cứ an tâm khi đến khám tại BV.

Chúc bạn có thai kỳ khỏe mạnh

Thân mến

Chào bạn, 

Domitazol có thành phần hoạt chất là Camphor 20mg, Xanh methylen 25mg, Malva 250mg. Thuốc không nên sử dụng trong thai kỳ do có thể gây ra các nguy cơ tác dụng có hại cho cho bào thai. Tuy nhiên, nguy cơ tác dụng có hại cho bào thai còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như là tuần tuổi thai người mẹ sử dụng thuốc, liều dùng thuốc, thời gian sử dụng thuốc, ... Nếu bạn đã nhỡ sử dụng Domitazol ở tuần thứ 33 của thai kỳ, bạn cũng không nên quá lo lắng vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của thai nhi. Bạn nên chú ý khám thai và tầm soát thai kỳ chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sĩ sản khoa, để được tư vấn chăm sóc thai kỳ đúng cách. 

Chúc bạn và bé khỏe.

DS. Võ Trương Diễm Phương - Khoa Dược

Chào bạn, 

Một thai kỳ với mẹ Rhesus (Rh) âm sẽ có một số vấn đề cần lưu ý như bệnh lý tán huyết ở thai kỳ sau, tình trạng băng huyết sau sinh ở mẹ cần truyền máu, tình trạng tán huyết bé sau sinh. Do đó, những thai phụ này cần được theo dõi thai kỳ chặt chẽ. 

Kết quả xét nghiệm Test De Coombs ở tuần thứ 33 chưa tìm thấy kháng thể anti-D, bạn có thể cần tiêm nhắc lại anti-D trong khoảng thời gian từ 28-34 tuần tuổi thai ở lần mang thai này và ngay sau sinh. Vì vậy, bạn nên đem tất cả xét nghiệm đã thực hiện đến bệnh viện chuyên khoa sản để được bác sĩ khám, tư vấn và chỉ định tiêm kháng thể anti-D phù hợp cho tình trạng hiện tại của bạn 

Thân chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh và vượt cạn thành công!

Ds. Đặng Nguyễn Quỳnh Như - Khoa Dược

Chào em

Nếu hiện tại sức khỏe của mẹ và bế điều ổn định thì cần theo dõi xem em có vào chuyển dạ tự nhiên được không. Nêu đến 40 tuần mà vẫn không đau bụng, không có cơn gò chuyển dạ thì khi đó bác sĩ sẽ đánh giá xem nếu có khả năng sinh thường được thì sẽ kích sinh em nhé! Nếu mình kích sinh sớm quá thì nguy cơ sẽ thất bại phải mổ lấy thai nên phải đợi cơ hội chín mùi em nhé!

Thân mến

BS. CK2. Bùi Thị Hồng Nhu 
P. Công tác xã hội

Chào bạn

Bạn có thể đến khoa Hiếm muộn để được BS khám và tư vấn cụ thể cho trường hợp của bạn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thông tin theo link sau

https://tudu.com.vn/vn/huong-dan-dich-vu/kham-hiem-muon/

Thân mến

Chào em

Em nên đến Đơn vị Chẩn đoán tiền sản - Khoa Chăm sóc trước sinh (Khu M)

Vào cổng số 2 – 227 Cống Quỳnh – P. Nguyễn Cư Trinh – Quận 1

- Đến lấy số trực tiếp tại tầng trệt - Khu M hoặc đăng ký hẹn giờ qua tổng đài điện thoại 028 1081 - 1900 2125 để nhân viên tư vấn hỗ trợ

Ngoài ra, em có thể tham khảo thông tin theo link sau:

https://tudu.com.vn/vn/huong-dan-dich-vu/kham-thai/dich-vu-tu-van-tien-san-kham-thai-tien-san/

Thân mến

Chào em

Dây rốn bám màng có nguy cơ làm giảm khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng từ mẹ sang con nên em bé có nguy cơ bị nhẹ cân, chậm tăng trưởng, thai lưu hoặc sinh non. Do đó, em cần khám thai chặt chẽ hơn để theo dõi sức khỏe thai nhằm giảm thiểu tối đa ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tính mạng của cả thai phụ lẫn thai nhi. Ngoài ra, em cần theo dõi cử động thai cẩn thận và khám ngay nếu thấy giảm cử động thai.

Thân mến.

ThS. BS. Lê Võ Minh Hương
P. Công tác xã hội

Chào bạn,

Theo như bạn nói, Eskafolvit có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng đi ngoài và khó chịu bụng. Do đó, bạn nên tạm ngưng sử dụng Eskafolvit và có thể sử dụng một thuốc bổ sung sắt khác mà bản thân đã sử dụng an toàn trước đó để bổ sung trong thời gian này. Bạn chú ý đọc kỹ thông tin sản phẩm để sử dụng đúng liều, đúng cách nhé. Ngoài ra, bạn nên khám thai định kỳ và trao đổi với bác sĩ về các vấn đề nêu trên để được tư vấn và bổ sung vi chất phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bào thai. 

Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!

DS. Dương Thị Thanh Sương - Khoa Dược

Chào bạn,

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), phụ nữ nên tránh mang thai trong vòng 1 tháng sau khi tiêm vắc-xin sởi, quai bị, rubella (MMR) hoặc vắc-xin thủy đậu. Bên cạnh đó, để đảm bảo chắc rằng vắc xin đã có khả năng bảo vệ cho mẹ và thai nhi hay chưa, bạn có thể làm xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ kháng thể sau khi tiêm vắc-xin trước khi để có thai nhé.

Thân chúc bạn nhiều sức khỏe.

DS. Trần Hoàng Yến Nhi - Khoa Dược

Chào em.

Em cần đi khám thai để bác sĩ hẹn lịch mổ chương trình ngoại trừ trường hợp có yếu tố cấp cứu. Bệnh viện vẫn làm việc tất cả các ngày lễ.

Thân mến.

ThS. BS. Lê Võ Minh Hương

P. Công tác xã hội


1234567
...

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ